Cà gai leo được biết đến như loại thần dược chữa bệnh gan hiệu quả. Ngoài ra còn giúp điều trị một số bệnh lý khác hiệu quả như đau nhức xương khớp, chảy máu chân răng, giải độc rượu bia,…
Vậy cây cà gai leo có tác dụng gì? Cách sử dụng và bài thuốc chữa bệnh như thế nào? Cùng phunukieuviet.com tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về vị thuốc Đông y này.
Mô tả cây cà gai leo
Cây cà gai leo có tên khoa học Solanum procumbens Lour hay Solanum hainanense Hance thuộc họ Cà (Solanaceae). Được gọi với nhiều tên gọi khác như cà quýnh, cà gai dây, dây cà gai, cà bò, cà lù, cà cườm, cà vạnh, cà gai cườm, cà Hải Nam,…
Từ xa xưa, dân gian đã dùng vị thuốc này để chữa các bệnh về gan và ghi nhận hiệu quả rõ rệt. Ngày nay, y học hiện đại phát triển mạnh mẽ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm mới và phát hiện ra nhiều tác dụng khác của cà gai dây.
Hình ảnh cây cà gai leo
Cây cà gai leo thuộc cây thân gỗ, cao trung bình từ 1 đến 2m, có nhiều gai mọc xung quanh. Khác biệt so với những loại họ Cà khác, cây mọc nhiều cành vươn ra không gian mới để hấp thụ ánh sáng. Lá mọc xen kẽ nhau hình bầu dục, mặt dưới của lá là lớp lông mịn, các gai nhỏ bao phủ đều trên bề mặt của lá.
Vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm cây sẽ trổ hoa có màu trắng ngà, nhụy vàng mọc thành từng chùm dưới nách lá. Kết quả vào tháng 7 đến tháng 9, quả tròn, kích cỡ nhỏ bằng đầu ngón tay. Lúc mới mọc có màu xanh và dần dần chuyển sang màu đỏ khi chín tựa như trái cà chua.
Cà gai leo có mấy loại?
Rất dễ nhầm lẫn cà dây leo nếu chúng ta không hiểu biết nhất định về loại cây này. Đáng chú ý là 2 loại sau đây:
- Cà gai leo hoa tím: thân to hơn các loài khác, gai sắc nhọn mọc với mật độ nhiều. Hoa có màu tím đặc trưng, dây lớn ít dùng còn được gọi là cà gai lớn.
- Cà gai leo hoa trắng: thân cây nhỏ, gai mọc thưa thớt, hoa có màu trắng, dây thường nhỏ và được sử dụng chủ yếu để chế biến thành thuốc.
Cà gai leo mọc ở đâu?
Cây thuốc này mọc ở khắp nơi từ vùng trung du, đồi núi thấp đến vùng đồng bằng ven biển. Cây có sức sống khỏe và nhanh phát triển vì vậy được người dân nước ta trồng rất nhiều. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ và một số tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam,…
Thu hái, sơ chế cà gai leo
Rễ và phần dây là 2 bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc. Có thể thu hoạch thảo dược bất cứ thời điểm nào trong năm. Khi hái về đem rửa thật sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem đi phơi hoặc sấy khô, bỏ trong các túi kín bảo quản dùng dần.
Thành phần dược tính của cà gai leo
Có 3 thành phần dược tính rất quan trọng đó là Glycoalkaloid, flavonoid và saponin steroid. Nhờ hàm lượng dồi dào của 2 hợp chất này mà giúp cho cà gai leo có tác dụng điều trị viêm gan B, ức chế sự phát triển của virus này, giúp phục hồi chức năng gan, đào thải các chất độc, kiểm soát và tiêu diệt nhiều loại virus khác gây bệnh cho gan.
Tác dụng của cà gai leo
Cây cà gai leo đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Không chỉ là vị thuốc dân gian được mọi người truyền tai nhau, công dụng chữa bệnh của nó đã được y học hiện đại công nhận từ rất lâu.
Từ năm 1980, chiết xuất từ cây thuốc này đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, trong đó, có 2 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về tác dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh gan.
Tác dụng của cà gai leo trong y học cổ truyền
Đây là vị thuốc quý có nhiều tác dụng hỗ trợ và phòng ngừa bệnh khác nhau hiệu quả. Trong Y học cổ truyền, cà gai dây có tác dụng chữa bệnh gan, mẫn ngứa, gan yếu, giải độc cơ thể. Một số vùng núi cao dùng cách giã nát đắp vào vết thương, lọc lấy phần nước uống để trị rắn cắn. Ngoài ra giúp chữa trị các trường hợp ăn uống không tiêu, vàng da, chướng bụng, cơ thể mệt mỏi.
Tác dụng của cà gai leo theo y học hiện đại
Theo nhiều nghiên cứu mới của Y học hiện đại, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng thảo dược có tác dụng chữa bệnh cúm, ho gà, đau nhức xương khớp, rắn cắn, hen suyễn, sâu răng, chảy máu chân răng,… và tác dụng đặc biệt nhất phải kể đến là điều trị hiệu quả bệnh gan. Cụ thể như sau:
Cách sử dụng cây cà gai leo
Có rất nhiều cách dùng cà gai leo như sắc thành nước thuốc để uống, chế biến thành cao lỏng, giã nát lọc bã và lấy nước uống hoặc nén thành dạng viên. Hiện nay, rất nhiều hãng thuốc đã bào chế thành dạng viên hay cao lỏng để bán.
Nhưng phương pháp truyền thống đó chính là sắc uống vẫn được mọi người ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 16 đến 20g. Tuy nhiên dựa vào mức độ bệnh khác nhau mà có thể tăng liều lượng lên để sử dụng cho hiệu quả.
Cách sử dụng cây cà gai leo chữa rắn cắn
Dùng 30 đến 50g cà gai leo tươi, rửa thật sạch để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn, sau đó mang đi giã nát rồi hòa cùng với 200ml nước, khuấy đều lên lọc bỏ phần bã dùng phần nước cho người bị rắn cắn uống, chia ra uống 2 lần trong ngày.
Sang ngày thứ 2, sử dụng 30g cà gai leo khô sao vàng sắc nước uống cũng chia ra làm 2 lần uống hết trong ngày. Sau 3 đến 5 ngày bệnh tình sẽ khỏi hẳn.
Cách sử dụng cây cà gai leo trị sưng chân răng
Lấy 4g phần hạt cà gai leo đem tán nhuyễn ra và trộn cùng với 1 ít sáp mật ong, đốt lên và xông phần khói vào chân răng. Mỗi ngày dùng phương pháp này 1 lần, sau vài ngày chứng sưng chân răng sẽ khỏi ngay.
Cách sử dụng cây cà gai leo giải rượu
Sau mỗi lần uống rượu bia thì sử dụng dây cà gai sắc uống sẽ giúp đào thải các độc tố tích tụ trong gan hiệu quả, ngoài ra còn tăng hoạt động gan, giúp gan khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về gan hiệu quả.
Nhưng không vì thế mà chúng ta sử dụng rượu bia một cách quá mức. Chỉ thỉnh thoảng mới uống và uống với lượng ít thì sử dụng thuốc mới có hiệu quả. Thông thường sẽ dùng 50g cây cà gai leo khô hãm với nước giống như nước trà uống hàng ngày.
Cà gai leo chữa bệnh gì?
Trong thân và rễ của nó chứa nhiều hợp chất quý hiếm, mang lại tác dụng điều trị bệnh cao và hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong y học hiện đại. Sau đây là các bài thuốc sử dụng cà gai leo chữa bệnh phát huy tác dụng tối đa.
Cà gai leo hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Chuẩn bị các vị thuốc sau: 30g cà gai leo, 10g diệp hạ châu, 10g cây an xoa, 10g cây xạ đen. Đem tất cả nguyên liệu sao vàng và đun sôi cùng với nước. Chia ra uống 2 đến 3 lần trong ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Hoặc sử dụng độc vị 30g cà gai leo đem sắc cùng với 1 lít nước, đến khi lượng nước cạn còn 300ml thì tắt bếp, chia ra uống 3 lần trong ngày. Kiên trì sử dụng sẽ giúp phòng ngừa, ức chế sự phát triển của virus gây hại cho gan.
Trường hợp bị gan bị nóng gây nổi mụn, bí tiểu, bức rức trong người có thể kết hợp cùng râu ngô để thanh nhiệt, mát gan.
Cà gai leo chữa các bệnh về xương khớp
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: cà gai leo, rễ dây đau xương, vỏ chân chim, dây mấu, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân mỗi vị 20g. Đem tất cả đi rửa sạch, rồi mang đun sôi cùng với nước, chia ra uống 3 lần hết trong ngày.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị các vị thuốc sau đây: kê huyết đằng, cà gai leo, dây gấm, thổ phục linh, lá lốt mỗi vị 10g. Đem tất cả sắc cùng với nước và uống hết trong ngày. Sau 1 tháng bạn sẽ thấy bất ngờ về bài thuốc này mang lại.
Bài thuốc 3:
Hoặc có thể dùng vỏ chân chim, rễ khoan cây đằng, rễ cây tỷ muội, cà gai leo mỗi loại 20g. Đem đi rửa sạch các nguyên liệu và sắc cùng với 800ml nước đến khi cô cạn còn 200ml thì lấy nước uống hàng ngày.
Cà gai leo chữa bệnh ho gà
Dùng 30g lá chanh cùng với 10g cà gai leo. Cho 2 nguyên liệu này vào nồi và nấu sôi lên, chia ra uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối. Sau 4 đến 5 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ suy giảm khiến bạn có thể bất ngờ.
Cà gai leo chữa bệnh vàng da, mẫn ngứa
Khi xuất hiện triệu chứng vàng mắt, vàng da thì dùng 30g cà gai leo khô sắc cùng với 500ml nước, chia ra uống 3 lần trong ngày. Dùng kiên trì hàng ngày, sau một thời gian các chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Lưu ý khi sử dụng cà gai leo trị bệnh
Tuy là thảo dược lành tính, không chứa độc tố, hiệu quả điều trị bệnh cao nhưng không vì thế mà áp dụng cho mọi loại đối tượng, cần lưu ý những điều sau:
- Trẻ em dưới 6 tuổi không được sử dụng, vì lúc này thể chất của trẻ còn yếu chưa đủ để tiếp nhận các dược chất có trong cà gai leo.
- Những trường hợp khi sử dụng thuốc bị dị ứng thì nên dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Phụ nữ mang và cho con bú nên cân nhắc khi sử dụng.
- Không quá lạm dụng thuốc, sử dụng đúng liều lượng, vừa phải, trong thời gian dài để mang lại hiệu quả điều trị tối đa.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao.
- Trong quá trình sử dụng, phải đảm bảo thảo dược sạch, không chứa các tạp chất.
Cây cà gai leo bán ở đâu TP HCM?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều địa chỉ mua cà gai leo nhưng đa số là hàng kém chất lượng. Để giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả thì bạn nên chọn những cửa hàng thảo dược uy tín chất lượng.
Qua bài viết này, phunukieuviet.com muốn giới thiệu đến các bạn địa chỉ mua cà gai leo nói riêng và các loại thảo dược thiên nhiên khác nói chung vô cùng chất lượng, giá rẻ và uy tín đó chính là Thảo dược An Quốc Thái.
Thảo dược An Quốc Thái có truyền thống cung cấp cà gai leo lâu đời, luôn chọn lọc sản phẩm một cách kỹ càng trước khi bán ra thị trường, cung cấp sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên. Giúp quý khách an tâm trong quá trình chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe mà không lo nghĩ về tác dụng phụ xảy ra.
Cửa hàng thảo dược thiên nhiên An Quốc Thái
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.
Hotline: 0926 456 456.
Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian quý báu tham khảo bài viết trên, nếu thấy hay và hữu ích thì chia sẻ để nhiều người biết đến hơn nhé!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.