Râu ngô là bộ phận của cây bắp. Người ta thường bỏ qua chúng mà không biết nó là một vị thuốc giúp mát gan, thanh nhiệt, lợi tiểu, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe.
Vậy râu ngô có tác dụng gì? Cách dùng nấu nước, pha trà như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau.
Tìm hiểu về râu ngô
Râu ngô là chùm râu màu vàng nhạt trên đầu quả ngô. Nước ta có nhiều tên gọi cho râu ngô ví dụ như là râu bắp, râu Bẹ, râu ngọc mễ, râu lúa ngô, râu Má khẩu lý (Thái), râu Hờ bo (Ba Na).
Bắp (Zea mays L) là cây lương thực, thân thảo, thuộc họ lúa – Poaceae. Trồng được ở hầu hết các địa hình trên Việt Nam từ đồng bằng đến miền núi.
Đặc điểm của râu ngô
Nó là phần vòi nhụy của cây ngô. Vòi nhụy có màu vàng sáng (đầu nhụy màu nâu hoặc tím sẫm), dạng sợi mỏng, túm lại thành búi, được nhô ra từ chóp quả ngô có thể dài đến 20 cm. Khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng, thu hút côn trùng có màu đỏ thẫm.
Thành phần hóa học trong râu ngô
Râu bắp có chứa các vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxine), vitamin C, vitamin H (biotin), vitamin K, vitamin PP (Flavonoid).
Các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác, axit pantothenic, và stigmasterol. Chứa nhiều hợp chất có hoạt tính dược lý như vậy râu ngô được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian và dược phẩm hiện nay do khả năng ức chế melanin.
Râu ngô chữa bệnh gì?
Theo các chuyên gia về ngành y học, râu bắp và ruột trong thân cây ngô có tính bình, vị ngọt, hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu, bí tiểu, đái vàng rắt buốt, sạn trong gan, mật, thận sỏi tiểu ra máu, ức chế các tụ khuẩn coli, cầu khuẩn, giảm xuất huyết nội tạng, bàng quang, trị phù thũng, làm hạ huyết áp, giảm đau và giúp đông máu nhanh hơn,…
Đặc biệt, nó là một trong các loại thảo dược dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan rất hiệu quả.
Râu ngô có tác dụng gì?
Trong râu trái ngô có rất nhiều loại vitamin và những chất mang đặc tính dược liệu. Nhờ có nhiều giá trị dinh dưỡng nên chúng mang lại cho chúng ra nguồn dưỡng chất rất dồi dào.
Bên cạnh những tác dụng như thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu tốt, đây là vị thuốc còn giúp chữa được nhiều bệnh lý khác.
Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan
Hiện nay nhiều người hay bị nóng trong người, nổi mụn, bị mẩn ngứa. Nguyên nhân thường là thức đêm, uống nhiều rượu bia hoặc bị rối loạn trao đổi chất. Râu bắp có tác dụng giải độc trong gan, lọc các chất trong thận giúp cơ thể giải độc gan cho cơ thể.
Để chữa nóng gan, giải độc gan, bài thuốc dân gian thường kết hợp thêm cây mía dò, rễ cỏ tranh, mã đề.
Râu ngô có tác dụng trị ho ra máu
Ho ra máu là khi máu từ đường hô hấp được ho khạc ra đường mũi, họng. Râu từ quả ngô có tác dụng cải thiện tình trạng khạc đờm ho kéo dài, ra mồ hôi đêm, gầy sút cân cho người bệnh.
Tác dụng của râu ngô giảm cân
Tác dụng của nước râu ngô có thể chuyển hóa và đào thải mỡ thừa qua tuyến mồ hôi và nước tiểu nhanh chóng. Loại nước uống này hiện nay đang rất được chị em ưa chuộng.
Chị Ngân (Quận 4, TP HCM) chia sẻ: “Trước đây mình toàn mua thuốc giảm cân đắt tiền để uống nhưng cũng không hiệu quả mấy, nhờ bạn bè chỉ uống nước râu ngô mà chỉ 2 tháng đã giảm gần 3kg, thật sự rất bất ngờ. Không ngờ loại nước rẻ tiền này lại có tác dụng giảm cân hiệu quả như vậy.”
Để có hiệu quả, bạn nên kết hợp uống nước với luyện tập thể thao sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất, giúp mỡ thừa được đốt cháy và đào thải nhanh hơn.
Cách nấu nước râu ngô
Ở trên, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề tác dụng của râu bắp. Ai cũng biết, râu ngô nấu nước uống có tác dụng mát gan, thanh nhiệt rất tốt. Nhưng ít ai biết cách nấu như thế nào, cần kết hợp với những gì, liều lượng ra sao,…
Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách nấu nước sao cho đúng cách và hiệu quả.
Cách nấu nước sâm râu ngô thanh nhiệt, mát gan
Cách nấu nước sâm râu ngô thật ra không quá khó, bạn có thể dễ dàng nấu nước mát này ngon như ngoài hàng với các nguyên liệu sau:
Nguyên liệu: 100 gram râu bắp khô, 500 gram mía lau, 100 gram thục địa, 20 gram thuốc dòi, 30 gram rễ cỏ tranh, 30 gram lá mã đề, vài miếng lá dứa, 1.5 lít nước tinh khiết và đường phèn (ít hay nhiều tùy độ hảo ngọt của bạn).
Cách làm: Đầu tiên mía lau đem đi rửa sạch, đập dập để khi nấu, mía lau dễ tiết ra nước ngọt, sau đó xếp dưới đáy nồi.
Tiếp tục, ta xếp lá dứa lên trên, cho cỏ tranh, mã đề, thục địa, râu ngô vào nồi. Đổ nước vào nấu.
Sau 10 phút cho đường phèn vào. Tiếp tục nấu 30-40 phút nữa là có thể tắt bếp để nguội rồi đem đi dùng. Cố gắng sử dụng hết trong ngày vì khi để qua đêm nước râu ngô rất dễ bị chua.
Cách nấu nước râu ngô trị phù thũng
Nguyên liệu: 10 gram râu ngô, 20 gram mơ leo, 20 gram thóc lép, 700 ml nước.
Cách làm: Để chữa phù thũng bằng, ta mang ba vị thuốc trên sắc với nước uống. Uống nước thuốc sau mỗi bữa ăn, ngày 2 lần. Sử dụng thường xuyên để có kết quả tốt.
Cách nấu nước râu ngô giúp giảm cân
Nguyên liệu: 20 gram râu ngô, 20 gram mã đề, 0.5 lít nước.
Cách làm: Cho nguyên liệu vào nồi, sắc đến khi còn 0.25 lít nước thì dừng lại. Đợi khoảng 10 phút cho nước nguội sẽ có một ấm trà thơm ngon.
Bạn có biết, các loại nước sâm giải khát bán ở nước ta đều được nấu từ râu ngô và các nguyên liệu tương tự như trên. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể nấu ngay tại nhà mà không cần ra hàng quán.
Cách nấu nước râu ngô hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nguyên liệu: Để làm bài thuốc này ta cần 10-15 gram râu bắp, 12 gram thục địa, 16 gram thái tử sâm, 8 gram ngũ vị tử.
Cách làm: Cho nguyên liệu vào nồi đem sắc với 0.5 lít nước, sắc đến khi nước trong nồi còn khoảng một nửa thì tắt bếp.
Cách dùng râu ngô chữa bệnh sỏi thận
Nguyên liệu: Để làm bài thuốc này ta cần 20 gram râu ngô, 1 nắm ngò gai, 0.5 lít nước.
Cách làm: Đem nguyên liệu cho vào nồi đem đi sắc đến khi nước trong nồi còn 0.2 lít nước thì dừng lại. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 100 ml sau bữa ăn tầm 4 giờ.
Cách pha trà râu ngô trị ho ra máu
Nguyên liệu: 50 gram râu bắp, 50 gram đường phèn, 800 ml nước.
Cách làm: Cho nguyên liệu vào nồi nấu khoảng 20 phút thì dừng. Mỗi ngày uống 2 lần sáng, tối. Cách 5 ngày uống 1 lần như vậy.
Cách nấu nước râu ngô trị viêm thận, bàng quang
Nguyên liệu: Để làm thuốc chữa viêm thận và viêm bàng quang ta cần các nguyên liệu sau 90 gram râu bắp, 40 gram mã đề, 40 gram rau má, 30g sài đất và 40 gram ý dĩ, 1,2 lít nước.
Cách làm: Mang tất cả các nguyên liệu trên sắc chung với 0.6 lít nước, sắc cạn đến 250ml thì ngưng. Chia ra làm 3 phần, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng cách nhau từ 3 đến 4 tiếng.
Lưu ý khi uống nước râu ngô
Nước râu ngô uống rất tốt, nhưng trong quá trình sử dụng, ta cần lưu ý một số điều sau:
Nước từ râu quả ngô khá giàu dinh dưỡng nên rất dễ bị chua, chỉ bảo quản tối đa được 2 ngày ở nhiệt độ thấp. Tốt nhất nên dùng luôn trong ngày. Khi nhận thấy có vị chua tuyệt đối không nên dùng nữa vì chúng đã bị nhiễm khuẩn. Sử dụng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của người dùng.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Sử dụng có liều lượng cho con trẻ chứ không để chúng uống thay nước.
Râu quả ngô rất dễ bị ảnh hưởng bởi côn trùng và thuốc trừ sâu. Nếu các bạn muốn mua thì nên quan tâm đến các nơi bán sản phẩm chất lượng và uy tín
Khi sử dụng, bạn nên cẩn thận với các loại thuốc lợi tiểu và các thực phẩm chức năng khác. Và không nên lạm dụng và sử dụng quá liều lượng.
Ai nên uống nước râu ngô?
Đối tượng sau đây nên uống nước râu ngô để có lợi cho sức khỏe:
- Người mắc chứng bí tiểu, đái ra máu, phù nề,…
- Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu.
- Những người bị cao huyết áp hoặc xuất huyết nội tạng vẫn dùng được sản phẩm.
- Người bị mắc các vấn đề về gan như xơ gan cổ trướng, vàng da.
- Bà bầu bị dư ối.
- Chị em muốn giảm cân để có vóc dáng thon gọn hơn.
- Người bình thường vẫn có thể dùng để thanh nhiệt cơ thể, tránh tích nước trong cơ thể và tránh bị loãng máu.
Râu ngô mua ở đâu?
Để mua râu ngô sạch, không thuốc trừ sâu, chất bảo quản, bạn có thể đặt mua tại Thảo dược An Quốc Thái. Đây là địa chỉ bán râu bắp khô để nấu nước, pha trà uống rất tốt cho sức khỏe.
Giá bán râu ngô: 120.000 đồng/kg.
Mua hàng tại cửa hàng: 62/1/28 Trương Công Định P.14, Q.Tân Bình, TP. HCM.
Điện thoại đặt hàng: 0926 456 456.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.